Lớp 12c7 trường THPT Đầm Dơi - Cà Mau
Lớp 12c7 trường THPT Đầm Dơi - Cà Mau
Lớp 12c7 trường THPT Đầm Dơi - Cà Mau
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Lớp 12c7 trường THPT Đầm Dơi - Cà Mau

WELCOME TO THE FORUMVI CLASSES 12C7 THPT ĐẦM DƠI
 
Trang ChínhGalleryTìm kiếmLatest imagesĐăng kýĐăng Nhập

 

 Công nghệ thông tin và toán học

Go down 
Tác giảThông điệp
NhocSok




Tổng số bài gửi : 23
Join date : 05/03/2012

Công nghệ thông tin và toán học Empty
Bài gửiTiêu đề: Công nghệ thông tin và toán học   Công nghệ thông tin và toán học I_icon_minitimeWed Mar 07, 2012 1:26 pm

A. Diễn tả chung:
Ngành toán học và khoa học máy tính nếu xét trên phẩm chất và năng lực yêu cầu của ngành nghề có rất nhiều điểm tương đồng nên có thể xếp chung vào một nhóm.

B. Phẩm chất và năng lực:

• Khả năng toán học

• Thông minh

• Khả năng phân tích, suy luận, xâu chuỗi các sự kiện để xác định nguyên nhân

• Khả năng sáng tạo và tìm ra các giả thuyết mới

• Có khả năng làm việc lâu với máy tính, thích lướt NET

• Yêu thích khoa học, các trò chơi trí tuệ

• Vốn ngoại ngữ là cần thiết để hỗ trợ cho công việc

C. Ngành nghề: Toán học, Công nghệ thông tin

Toán học:
Toán học là một ngành, một môn học đòi hỏi suy luận và trí thông minh cao. Nó chứa tất cả những gì thách thức đến bộ não của chúng ta. Học toán hay nghiên cứu Toán học là vận dụng khả năng suy luận và sự thông minh của trí óc. Nó là một trong những ngành khoa học cơ bản cổ xưa nhất của nhân loại và là niềm đam mê của rất nhiều thế hệ các nhà khoa học, chứa đựng trong nó là cả một kho tàng vô tận những bí ẩn cũng như khả năng ứng dụng trong rất nhiều lĩnh vực khác nhau của cuộc sống.

Toán học sử dụng những học thuyết toán, kỹ thuật tính toán, thuật toán, với sự hỗ trợ của Công nghệ thông tin để giải quyết mọi vấn đề từ kinh tế, khoa học, kỹ thuật, công nghệ, vật lý thậm chí đến cả những vấn đề thuộc về khoa học xã hội và nhân văn. Ví dụ dùng toán học để tính toán thiết lập đường bay hiệu quả nhất, hoặc phân tích những đặc trưng của khí động học của một chiếc ô tô thử nghiệm.

Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể phát huy năng lực của mình trong công tác giảng dạy tại các trường đại học, cao đẳng hoặc các trường trung học phổ thông, trong công tác nghiên cứu tại các viện nghiên cứu, các cơ quan quản lý, các cơ sở sản xuất có sử dụng kiến thức Toán học như: Ngân hàng, Tổng cục Thống kê, cơ quan Bưu chính Viễn thông, Uỷ ban hành chính, các công ty...

Công nghệ thông tin (Khoa học máy tính):

Công nghệ thông tin hay còn gọi là Khoa học máy tính là tập hợp các phương pháp khoa học, các phương tiện và công cụ kĩ thuật hiện đại, chủ yếu là viễn thông, kĩ thuật máy tính và phần mềm máy tính nhằm xử lý, tổ chức khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên thông tin rất phong phú và tiềm năng trong mọi lĩnh vực hoạt động của con người. Khoa học máy tính bao gồm hai mảng lớn là phần cứng và phần mềm.

Phần cứng máy tính:




Ngành này liên quan đến việc nghiên cứu, chế tạo các linh kiện để lắp giáp thành một hệ thống thông tin bao gồm hệ máy tính và các thiết bị mạng. Sinh viên học chuyên ngành kỹ thuật máy tính được cung cấp kiến thức chung về khối Khoa học Tự nhiên như: Giải tích - Đại số - Toán học rời rạc - Xác suất thống kê - Vật lý hiện đại… cùng với các kiến thức cơ bản dành cho ngành là: - Cấu trúc dữ liệu và Giải thuật - Mạch và Tín hiệu - Kỹ thuật điện tử - Hệ điều hành - Vi xử lý - Kỹ thuật lập trình - Cơ sở truyền tin - Hệ Quản trị cơ sở dữ liệu - Xử lý tín hiệu số - Phân tích và Thiết kế hệ thống - Trí tuệ nhân tạo - Nhập môn công nghệ phần mềm… bên cạnh đó còn được trang bị những kiến thức chuyên sâu của chuyên ngành như: Ngôn ngữ và Phương pháp dịch - Kỹ thuật lập trình hướng sự kiện và Microprocesser - Đặc trưng của ngôn ngữ lập trình - Thiết kế và Phân tích thuật toán - Tính toán song song…

Sau khi ra trường sinh viên có khả năng nghiên cứu, phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin của xã hội, có năng lực tham mưu, tư vấn và có khả năng tổ chức thực hiện nhiệm vụ với tư cách của một chuyên viên trong lĩnh vực công nghệ thông tin… Sinh viên tốt nghiệp có thể làm việc tại các công ty mạng truyền thông, cung cấp giải pháp tích hợp...

Lập trình phần mềm:




Người tham gia trong lĩnh vực sản xuất phần mềm máy tính còn được gọi là các lập trình viên. Với khả năng tư duy logic của mình, thông qua các ngôn ngữ lập trình để tạo ra những phần mềm hỗ trợ công việc trong mọi lĩnh vực như các phần mềm kế toán, phần mềm quản lý, website…

Chuyên ngành kỹ thuật phần mềm trang bị cho sinh viên những kiến thức chung dành cho khối khoa học tự nhiên và các kiến thức cơ bản về ngành, đồng thời sinh viên còn được trang bị các kiến thức chuyên sâu của chuyên ngành như: lý thuyết thông tin - ngôn ngữ lập trình - kỹ thuật điện tử - hệ điều hành - vi xử lý… Bên cạnh việc cung cấp khối kiến thức chuyên sâu của chuyên ngành như: Nhận dạng và xử lý ảnh - đồ hoạ máy tính - chương trình dịch - công nghệ phần mềm… và các kiến thức bổ trợ khác.

Sau khi ra trường cử nhân ngành kỹ thuật phần mềm có khả năng phân tích, thiết kế và quản lý các dự án phần mềm, tổ chức thực hiện nhiệm vụ trong phạm vi quyền hạn của một chuyên viên trong lĩnh vực kỹ thuật phần mềm, đồng thời có khả năng xây dựng mô hình và áp dụng các nguyên tắc của công nghệ phần mềm vào thực tế…Sau khi ra trường sinh viên có thể làm việc tại các công ty phần mềm, các công ty an ninh mạng...
Về Đầu Trang Go down
 
Công nghệ thông tin và toán học
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Thông tin mới nhất về tuyển sinh đại học, cao đẳng 2012
» Sự Phù Hợp Nghề
» 10 Nghề "Hot" Trong 5 Năm Tới
» 9 CÂN NHẮC KHI CHỌN NGHỀ
» Đề Thi Toán Hay

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Lớp 12c7 trường THPT Đầm Dơi - Cà Mau :: Your first category :: Góc Học Tập :: Thông Tin Đại Học-
Chuyển đến